1 - Tiết Thanh Minh là gì?
Theo cách tính lịch của người Việt cổ, thì một năm sẽ có 24 tiết khí, mỗi tiết khí ứng với một kiểu thời tiết cụ thể và trùng khớp với bốn mùa trong năm. Những tiết khí này được dùng để tính toán thời điểm gieo trồng ngũ cốc nhằm chọn ra thời điểm điều kiện thời tiết là thuận lợi nhất. Trong đó, Tiết Thanh Minh mang ý nghĩa là sự trong xanh, tươi sáng. Đây chính là thời điểm trong lành nhất trong năm nên rất phù hợp với việc thực hiện những nghi lễ quan trọng. Ở Việt Nam, thì Tiết Thanh Minh ứng với thời gian thực hiện nghi lễ Tảo Mộ. Tức là sửa sang lại mộ phần của gia tiên cho khang trang, sạch sẽ và làm lễ cúng gia tiên. Tiết thanh minh là gì
2 - Tết Thanh Minh và tiết Thanh Minh có giống nhau không?
Tết Thanh Minh hay Tết Hàn Thực là một ngày lễ có nguồn gốc từ Trung Hoa, du nhập vào nước ta từ thời nhà Lý và được duy trì tới giờ. Không chỉ có Việt Nam mà các nước như Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Triều Tiên và Trung Hoa đều có tập tục ăn Tết Hàn Thực. Tương truyền Tết Hàn Thực là dịp tưởng niệm tới hiền sĩ Giới Tử Thôi, từ ngày 3 - 5/3 phải kiêng đốt lửa chỉ nấu đồ nấu sẵn để tưởng niệm. Hiền sĩ Giới Tử Thôi có 19 năm theo phò vua Tấn Văn Công nước Tấn đời Xuân Thu. Trong suốt 19 năm theo phò vua ông đã cùng vua Tấn nằm gai nếm mật, trải qua bao nhiêu khó khăn, gian khổ. Tuy nhiên, khi giành lại ngôi báu vua Tấn Văn Công lại quên mất công lao của Giới Tử Thôi. Ông không giận cũng không trách vua nên quy về núi Điền Sơn ở ẩn. Sau này khi nhớ ra vua cho người đi tìm Giới Tử Thôi về lĩnh thưởng nhưng Giới Tử Thôi không chịu rời Điền Sơn. Vua hạ lệnh đốt rừng để ép Giới Tử Thôi phải ra nhưng ông không chịu tuân lệnh nên phải chịu cảnh chết cháy. Hiện nay thì tại Việt Nam các tỉnh thuộc khu vực phía Bắc sẽ ăn Tết Hàn Thực vào ngày đầu tiên của Tiết Thanh Minh. Các tỉnh miền trung ăn Tết Hàn Thực vào ngày 3/3 âm lịch còn những tỉnh nam bộ như: Sóc Trăng, Bạc Liêu,... sẽ lấy ngày 4/4 là ngày chính để ăn Tết Thanh Minh. Vào Tết Thanh Minh thì mọi người thường có tập tục ăn đồ lạnh (hàn thực) như bánh trôi - bánh chay. Như vậy, tiết Thanh Minh và tết Thanh Minh được diễn ra vào cùng một thời điểm. Tuy nhiên, dương lịch và âm lịch luôn có sự chênh lệch giữa các năm. Thế nên, nếu tính tiết Thanh Minh theo Dương lịch (vào ngày 4/4) thì rất hiếm khi trùng với ngày 3/3 âm lịch. Tiết thanh minh 2020