Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những thông tin về hệ mặt trời của chúng ta và những điều thú vị xung quanh nó qua bài viết sau đây nhé. Bài viết này sẽ tổng hợp lại những thông tin thú vị nhằm giúp các bạn hiểu hơn về mặt trời của mình, dưới đây là một số kiến thức hay và hữu ích về thiên văn dành cho các bạn.
Hệ mặt trời là gì
Hay thường gọi là Thái Dương hệ, là một hệ hành tinh có mặt trời làm trung tâm, còn các thiên thể khác nằm xung quanh bởi lực hấp dẫn của mặt trời. Đa phần các thiên thể sẽ quay xung quanh mặt trời, khối lượng chính được tập trung vào 8 hành tinh có quỹ đạo theo hình tròn và mặt phẳng của quỹ đạo nằm gần trùng với nhau được gọi là mặt phẳng hoàng đạo.
Các thông tin thú vị xung quanh hệ mặt trời
Các hành tinh nhỏ xung quanh
Có 4 hành tinh được xem là nhỏ bao gồm sao hỏa, trái đất, sao kim và sao thủy.
Nhiều hành tinh xoay quanh mặt trời nhờ vào lực hấp dẫn
Các hành tinh này được gọi là những hành tinh đá do chúng được tạo thành từ những thành phần là đá và kim loại.
Hành tinh lớn nhất trong hệ
So với 4 hành tinh nhỏ ở vòng trong thì vòng ngoài có tất cả 4 hành tinh có khối lượng lớn nhất, trong đó 2 hành tinh lớn nhất chính là sao thổ và sao mộc. Sao thổ và sao mộc có thành phần chủ yếu là hidro và heli vì vậy chúng có khối lượng lớn nhất trong số 4 hành tinh này. Còn 2 hành tinh còn lại là sao Thiên Vương và sao Hải Vương thì thành phần chính của nó là metan, amoniac, nước và băng.
Hành tinh nào gần mặt trời nhất
Theo như quy ước thứ tự thì Sao Thủy là ngôi sao nhỏ nhất và cũng gần mặt trời nhất so với các ngôi sao khác.
Trái đất là hành tinh thứ mấy trong hệ
Nếu tính từ mặt trời thì trái đất là hành tinh thứ 3 , đồng thời cũng là hành tinh có mật độ vật chất, bán kính và khối lượng lớn nhất trong các hành tinh đất đá thuộc hệ này.
Hành tinh có nhiệt độ lạnh nhất
Những hành tinh ở gần miệng hố đen của cực nam Mặt trăng chính là nơi có nhiệt độ lạnh nhất. Với mép có dốc thẳng đứng ngăn không cho ánh sáng mặt trời chạm đến vùng trung tâm của nó.
Tùy vào khoảng cách của hành tinh đó đến mặt trời sẽ lạnh hay nóng
Trong vùng bị bóng đêm bao phủ này luôn có nhiệt độ không đổi là -240 độ C, lạnh hơn sao Diêm Vương là 10 độ C và
Hành tinh nóng nhất trong hệ mặt trời
Nhiệt độ của 1 hành tinh nóng hay lạnh phụ thuộc vào vị trí của hành tinh đó với ngôi sao chủ và nhiệt độ của ngôi sao đó. Trong hệ mặt trời, sao Thủy là hành tinh có khoảng cách đến mặt trời gần nhất (trung bình là 57,910,000 km). Vì vậy nhiệt độ của sao Thủy được xem là nóng nhất với 430 độ C, trong khi nhiệt độ của mặt trời lên đến 5,500 độ C. Hy vọng các thông tin thú vị xung quanh hệ mặt trời trên đây đã giúp bạn bổ sung thêm cho mình những kiến thức bổ ích. Nhờ có năng lượng từ mặt trời mà con người và động thực vật mới có thể tồn tại được, nhưng năng lượng mặt trời là gì, có vai trò ra sao . ==>> Xem thêm Năng lượng mặt trời là gì? Lợi ích với cuộc sống ra sao.