Trong suốt lịch sử Việt Nam có rất nhiều danh nhân nổi danh khắp thiên hạ, nhưng trong đó Đặng Lộ chính là 1 ngôi sao sáng nhất của nền thiên văn Việt Nam. ==>> Xem thêm Chỉ số niềm tin kinh doanh tăng
Nhà thiên văn học lỗi lạc ĐẶNG LỘ
Trong bề dày lịch sử Việt Nam, có rất nhiều danh nhân nổi tiếng xuất hiện, tuy nhiên đa số đều thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, quân sự và chính trị. Và Đặng Lộ chính là một ngôi sao sáng về lĩnh vực khoa học tự nhiên, là ông tổ của nền thiên văn của Việt Nam. Ông sinh ra và lớn lên tại làng quê Mạc Xá, huyện Chương Đức, lộ Ứng Thiên(thuộc Chương Mỹ, Hà Nội hiện nay) vào thế kỷ 14 dưới triều đại của nhà Trần.
Thuở còn nhỏ, ông đặc biệt thích ngắm trăng sao và mặt trời, đến nỗi từng nhiều lần bị đau mắt nặng chỉ vì sở thích của mình. Lớn lên, Đặng Lộ được theo học tại trường Quốc Tử Giám. Nhờ ham học và tài trí mà thi đậu Thái Học sinh, được phong làm Liêm phòng sứ hai lộ Đại Hoàng, An Tiêm(thuộc vùng Hà Nam, tỉnh Nam Định ngày nay). Sang thời của Trần Hiến Tông, Vua và các triều thần phát hiện được tài năng thiên văn của Đặng Lộ, và phong ông làm Hậu Nghi lang thái sử cục lệnh, trở thành người đứng đầu đài hậu nghi thuộc Khâm Thiên giám, đây là cơ quan chuyên phụ trách các vấn đề về thiên văn của thời Trần. Trong suốt thời gian này, ong đã phát minh ra một loại máy dùng để đo đếm, quan sát các thiên tượng (hay còn được gọi là lung linh nghi). Có thể nói đây là phát minh mang tính quan trọng bậc nhất về lĩnh vực thiên văn của nước ta, được ghi chép trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư như sau : "Lung linh nghi khảo nghiệm thiên tượng, không việc gì là không đúng". Nhờ vốn kiến thức rộng lớn được ông tích lũy và những nghiên cứu từ Lung linh nghi, ông đã biên soạn 1 bộ lịch pháp mới, được ông gọi là Hiệp Kỷ Lịch và dâng lên nhà vua Trần Hiến Tông. Từ đó, bộ lịch này chính thức thay thế cho Lịch Thụ Thời(đây là lịch được biên soạn dựa trên lịch của nhà Tống thời bấy giờ). Từ thời thượng cổ, nước ta đã có 1 bộ lịch pháp riêng choi mình, nhưng bộ lịch đó cho đến ngày nay đã bị thất truyền từ lâu.
Sau thời Bắc thuộc thì nước ta đành dùng tạm lịch của Trung Quốc. Tuy nhiên, bản thân lịch Trung Quốc thời kỳ này cũng xuất hiện nhiều bất cập, chưa kể khí hậu của 2 miền nam bắc nước ta vốn có sự khác biệt hoàn toàn. Những yếu tố này khiến cho bộ lịch Trung Quốc không hề khớp với các chu kỳ thời tiết , gây rất nhiều khó khăn cho nền nông nghiệp của nước nhà. Nhờ đó, việc áp dụng lịch Hiệp Kỷ mới có tính chính xác hơn chính là bước tiến lớn trong nhất của nền văn minh Đại Việt, góp phần thúc đẩy nền sản xuất nông nghiệp được thuận lợi hơn. Đây chính là công lao to lớn mà Đăng Lộ đã mang lại cho nước nhà. Về sau này, Trần Nguyên Đán dựa vào các nghiên cứu này mà đã viết ra cuốn sách Bách thế thông khảo, ghi lại rõ ràng và chính xác các sự kiện thiên văn trải dài nhiều thế kỷ đến tận thế kỷ thứ 14. Đáng tiếc là những bộ sách vở quý giá, các công trình nghiên cứu của Đăng Lộ và Trần Nguyên Đán đều bị thất truyền do giặt Minh sang cướp phá hay hủy hoại khi nhà Hồ đánh mất nước. Phải đến khi đất nước bước sang thời nhà Nguyễn, Khâm Thiên giám mới tham khảo lịch pháp nhà Thanh mà biên soạn lại Hiệp kỷ lịch.