Cây dạ cẩm là cây gì?
Dạ Cẩm có tên khoa học là : Oldenlandia capitellata Kuntze Tên gọi khác của cây dạ cẩm : nhiều người gọi dạ cẩm là cây loét mồm nhờ vào khả năng điều trị các bệnh lở loét ở miệng hiệu quả. Mô tả: cây thuộc họ cà phê, có hình dạng dây và nhỏ, hoa màu vàng và có lá mọc đối xứng.Cây dạ cẩm có hình dáng tựa dây leo
Thành phần háo học : trong cây dạ cẩm có chứa các thành phần như saponin, ancaloit, tanin, ngoài ra còn có hoạt chất anthra-glucozit. Bộ phận được dùng làm thuốc: theo như kinh nghiệm dân gian truyền lại thì bộ phận được sử dụng làm thuốc phổ biến nhất chính là ngọn, lá non và thân cây, phơi cho khô và dùng làm thuốc trị bệnh. Phần rễ rất ít khi được sử dụng bởi tính dược thấp hơn so với thân và lá dạ cẩm. Dạ Cẩm là một loại cây mọc hoang có nhiều tại các vùng đồi núi, nhất là vùng đồi núi của phía bắc nước ta. Vào những năm 60, các bệnh nhân mắc bệnh viêm loét dạ dày thường sử dụng dạ cẩm làm thuốc trị bệnh. Theo các tài liệu về y học được lưu lại thì dạ cẩm được đánh giá cao nhờ vào tác dụng điều trị viêm dạ dày .Công dụng của cây dạ cẩm trong điều trị bệnh
Từ lâu dân gian đã biết được công dụng quý của cây dạ cẩm
Từ rất lâu trong dân gian, người dân Sơn La đã sử dụng cây dạ cẩm để làm thuốc (cây dạ cẩm còn được bệnh viện tỉnh Lạng Sơn đưa vào danh mục điều trị) nhờ vào những tác dụng quý đối với sức khỏe như:- Hỗ trợ điều trị viêm dạ dày (giúp liền vết lở loét, giảm ợ chua)
- Điều trị loét mồm, loét lưỡi do viêm nhiễm hoặc do nhiệt
- Giúp giảm đau dạ dày (do trung hoà được lượng axit trong dạ dày).