Cùng theo dõi bài viết hướng dẫn cách nấu lẩu gà lá giang dưới đây để có thể cho ra đời một nồi lẩu ngon chuẩn vị bất bại nhé! ==>> Xem thêm cách nấu lẩu cua đồng cực ngon tại nhà Lẩu gà lá giang là món ăn được khá nhiều người Việt Nam chúng ta yêu thích. Vì khẩu vị của người dùng sẽ được kích thích đáng kể bởi vị chua thanh tự nhiên của lá giang tiết ra. Ngoài ra thì lá giang còn có một tác dụng tuyệt vời nữa, đó là giải nhiệt, giải cảm vô cùng hiệu quả.
Chuẩn bị nguyên liệu cho món lẩu gà lá giang
Trước khi bắt tay vào thực hiện chế biến thì các bạn nên ra chợ để tìm mua một số nguyên liệu cần thiết để món lẩu gà lá giang có thể được ngon chuẩn vị:
Nên chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu trước khi nấu
- Thịt gà: 1 con (khoảng 1,5kg)
- Bún tươi: 1kg (có thể thay thế bằng phở, mì tôm, bún khô tùy theo sở thích của mỗi cá nhân).
- Gừng, hành, sả, tỏi, ngò, ớt trái
- Các loại rau nhúng lẩu ăn kèm như: rau đắng, bắp chuối, rau cải cúc, rau muống... tùy theo bạn thích
- Lá giang tươi: 300gr
- Gia vị: hạt nêm, tiêu bột, dầu ăn, nước mắm, muối, bột ngọt…
Hướng dẫn chi tiết cách nấu lẩu gà lá giang ngon ngọt bổ dưỡng
Hương thơm ngào ngạt cuả sả, vị chua thanh của lá giang, ngọt tự nhiên của thịt gà, cay nồng của ớt chắc chắn sẽ kích thích được vị giác của tất cả các thành viên trong gia đình của bạn.
Bước 1: Sơ chế và ướp thịt gà
Thịt gà làm làm sạch rồi rửa kỹ lại với nước muối, vớt ra rổ cho thật ráo rồi chặt thành từng miếng nhỏ vừa ăn. Lưu ý, bạn không nên chặt miếng quá to, dày vì trong quá trình nhúng ăn sẽ bị dai và rất mất thời gian mới chín.
Nên ướp thịt gà trước vì cần thời gian để thấm gia vị
Ướp thịt gà với 1 muỗng dầu ăn, 1 muỗng bột nêm, 1 muỗng muối, 1 muỗng đường trong khoảng thời gian 15 phút và nhớ thỉnh thoảng dùng đũa đảo đều để thịt có thể thấm tất cả gia vị.
Bước 2: Phi thơm tỏi
Tỏi bóc vỏ, rửa sạch rồi băm nghuyễn, sau đó cho lượng dầu vừa đủ vào chảo.
Không nên phi tỏi quá cháy
Dầu thật nóng thì cho tỏi vào phi thơm, khi nào tỏi chuyển sang màu vàng thì vớt ra cho vào 1 cái chén để riêng.
Bước 3: Nấu nước lẩu gà
Ớt, hành lá, sả rửa sạch, cắt khúc dài hành, sả rồi dùng dao đập dập cùng với ớt (hành, sả chỉ lấy phần đầu).
Cho các nguyên liệu vào để tạo độ ngọt cho nước lẩu
Cho ớt, sả, hành vừa đập dập vào một cái nồi to rồi phi thơm cùng với một chút dầu ăn. Tới khi nào thấy ớt, sả, hành có mùi thơm nồng thì cho tất cả thịt gà đã ướp vào xào cho săn lại. Tiếp theo cho khoảng một lít rưỡi nước vào nồi và đun sôi bằng lửa nhỏ khoảng 20 phút.
Bước 4: Dùng lá giang tạo vị chua cho nước lẩu gà
Khi nước trong nồi sôi lên thì hãy mở nắp nồi, để phần nước lẩu được trong thì nhớ dùng vá vớt sạch bọt nổi phía trên. Lá giang rửa sạch bằng nước muối rồi để ráo, sau đó vò nhẹ bằng tay nhằm làm dập phần lá. Như vậy vị chua tự nhiên của lá giang sẽ có thể dễ dàng hòa đều vào trong phần nước lẩu khi nấu.
Không nên vò quá mạnh lá giang dễ mất vị chua
Nêm gia vị cho nồi lẩu, nếu nhạt quá thì nêm thêm nước mắm, hạt nêm, tùy theo sở thích của các thành viên trong gia đình.
Bước 5: Cho tỏi cùng với rau thơm vào để nước lẩu được thơm ngon hơn
Dùng vá khuấy đều nước lẩu và cho hết phần tỏi đã được phi thơm trước đó vào nồi. Ớt sừng cắt lát mỏng, rau ngò cắt nhuyễn rồi cho tất cả vào nồi lẩu.
Vậy là hoàn thành xong nồi lẩu rồi đấy
Vậy là bạn đã hoàn thành nồi lẩu gà lá giang ngon tuyệt với phần nước dùng cực đậm đà, ấm nồng, chua cay không thể cưỡng lại.
Những lưu ý khi để có một nồi lẩu gà lá giang ngon đúng vị
Chắc chắn bạn và cả gia đình sẽ bị gục ngã bởi vị ngọt thanh tự nhiên từ gà, vị cay nồng nàn của ớt, sả hòa quyện cùng vị chua hoàn hảo của lá giang. Hơn thế nữa là khi vị ngọt béo của thịt gà được kết hợp với vị chua của lá giang sẽ khiến bạn ăn mãi mà không thấy ngán. Tuy nhiên để có được một nồi lẩu gà lá giang cực phẩm thì bạn cần phải lưu ý một vài yếu tố sau đây nhé:
- Rửa, chà sát thịt gà bằng muối hột sẽ tẩy được mùi hôi từ thịt, đồng thời lấy được hết bụi bẩn nhỏ bám trong thịt gà.
- Vò nhẹ lá giang để hết vị chát và phát huy hết vị chua vốn có.
- Tùy theo khẩu vị của người ăn mà thêm hoặc bớt các loại gia vị.
- Ưu điểm cũng là khuyết điểm, lá giang chua thanh nhưng càng nấu lâu thì sẽ càng chua. Nên cần phải ước lượng lá giang sao cho vừa đủ vì nước lẩu sẽ bị mất đi vị ngon nếu như quá chua.
- Cho thêm một củ hành tím cắt đôi vào phần nước khi đun, việc đơn giản này sẽ giúp cho nồi lẩu cuả bạn thêm phần thơm ngon, hấp dẫn đấy.
Chỉ nên dùng nồi đất hay thủy tinh để nấu lẩu
- Tuyệt đối không dùng nồi nhôm để nấu lẩu gà, vì nhôm sẽ bị chất chua ăn mòn, làm cho nồng độ nhôm trong nồi lẩu của bạn tăng cao. Sẽ dẫn tới tình trạng người dùng bị ngộ độc, nên tốt nhất chính là dùng các loại nồi tráng men hoặc inox.
Kết.
Sau khi tham khảo bài viết trên thì các bạn đã nắm trong tay bí quyết để có một nồi lẩu gà lá giang ngon tuyệt vời rồi đấy. Nếu thấy bài viết hay thì các bạn hãy chia sẽ để những người thân của mình cũng có thể học được cách nấu lẩu ngon nhé!