5 Chứng bệnh thường gặp ở trẻ em
Trẻ bị viêm phổi
Trẻ bị viêm phổi sẽ thở nhanh, thở gấp, ho khò khè, sốt cao, người mệt mỏi, không tỉnh táo…Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm phổi ở trẻ là do vi khuẩn Hib và phế cầu khuẩn. Có thể thấy, mặc dù bệnh về đường hô hấp ở trẻ khá phổ biến, cũng dễ phát hiện nhưng nó lại chứa nhiều biến chứng nguy hiểm nếu như các bậc phụ huynh lơ là và không theo dõi sát sao tình trạng diễn biến của bệnh. Cách tốt nhất để điều trị bệnh hô hấp ở trẻ nhỏ là khi phát hiện các biểu hiện bất thường về phế quản, sốt, tai mũi họng...các bậc cha mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay để có thể phát hiện bệnh sớm và có liệu trình điều trị thích hợp.Viêm phế quản cấp ở trẻ em
Viêm phế quản cấp là bệnh khá nguy hiểm ở trẻ em
Đây được xem là biến chứng của chứng viêm mũi họng kéo dài khiến trẻ mệt mỏi, thở khò khè, khan tiếng, lồng ngực bị lõm khi hít thở sâu. Đây là một căn bệnh khá nguy hiểm, nếu không cấp cứu kịp thời có thể khiến trẻ mất mạng.Bé bị viêm xoang cấp
Nếu bạn thấy bé có những dấu hiệu sau: ngạt mũi, xổ mũi, hắt hơi nhiều, nước mũi ban đầu trong, chuyển sang trắng đục, đặc và có màu xanh hoặc vàng ngà, đau đầu, họng khô, nuốt khó, đau ở hốc mắt… Bạn hãy ngay lập tức đưa bé đi khám ở các cơ sở y tế hoặc các bệnh viện uy tín để các bác sĩ có thể điều trị kịp thời chứng bệnh viêm xoang cấp cho bé.Viêm mũi họng do vi rút gây nên ở trẻ em
Sau khi tiếp xúc với mầm bệnh, 1 -2 ngày sau, trẻ sẽ có những triệu chứng như mũi bị ngạt, xổ mũi, hắt hơi thường xuyên. Ban đầu, nước mũi trong, dần chuyển sang đục, rồi có màu xanh vàng. Ngoài ra, trẻ sẽ cảm thấy tay chân nhức mỏi, đau đầu, mệt mỏi, ho khan, sốt, biếng ăn, đau họng, nuốt khó khăn. Nếu để bệnh trở nặng hơn thì các triệu chứng như tiêu chảy, nôn ói....xuất hiện.Viêm amidan
Nếu trẻ bị viêm amidan, bạn sẽ nhận thấy các dấu hiệu như nuốt khó khăn, mệt mỏi, biếng ăn, có mủ trắng ở amidan, đau họng, sốt theo cơn.Để bảo vệ bé khỏi bệnh hô hấp, mẹ nên chú ý những vấn đề sau:
Thường xuyên chăm sóc và giữ an toàn cho bé khỏi các căn bệnh hô hấp
- Thường xuyên vệ sinh tai mũi họng cho bé bằng nước muối sinh lý
- Khi tiếp xúc với người bệnh, nên đeo khẩu trang cho trẻ, vệ sinh tay chân sạch sẽ.
- Nên bổ sung nước cho trẻ
- Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ.
- Trong mùa dịch bệnh, không nên đưa trẻ đến những nơi quá đông người
- Chú ý chế độ dinh dưỡng của bé, bổ sung rau xanh và hoa quả để tăng cường sức đề kháng.
- Giữ cơ thể của bé sạch sẽ, thường xuyên dọn dẹp không gian ở để tránh các vi khuẩn có hại sinh sôi nảy nở.
- Tốt nhất trong 6 tháng đầu nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn để bé có sức đề kháng.