Nhắc tới huấn luyện viên Maurizio Sarri, những người hâm mộ bóng đá sẽ nghĩ ngay tới triết lý bóng đá Sarri-ball. Vậy chiến thuật của HLV người Italia có gì đặc biệt?

Sarri-ball là gì?

Hiểu đơn giản, Sarri-ball có nhiều nét tương đồng với lối đá Tiki-Taca nổi danh một thời của Pep Guardiola. Lối chơi của đội bóng mà Maurizio Sarri dẫn dắt thường có phong cách tấn công dựa vào kiểm soát bóng, khả năng giữ bóng của các cầu thủ cũng như phối hợp ở tốc độ cao. Triết lý của Maurizio Sarri đã trở thành kim chỉ nam cho mọi đội bóng mà vị chiến lược gia này dẫn dắt.

Sarri-ball và sơ đồ chiến thuật 4-3-3

Năm 2015, Sarri được câu lạc bộ Napoli mời về dẫn dắt đội bóng thay cho Benitez. Ban đầu, vị chiến lược gia người Italia mang tới đây sơ đồ 4-3-2-1 quen thuộc từ câu lạc bộ cũ là Empoli. Tuy nhiên, việc các cầu thủ tại Napoli đã quá quen thuộc với sơ đồ 4-2-3-1 từ thời của HLV cũ đã khiến cho những kế hoạch của Sarri nhanh chóng bị đổ bể. Từ đây, Sarri đã quyết định khắc phục lại lỗi lầm bằng cách thay đổi hẳn sơ đồ sang 4-3-3. Ngay lập tức những thành quả đã liên tiếp tìm tới với Napoli. Họ đánh bại Juventus và giành chiến thắng ở 4-0 đậm đà trước Milan. Trước đó, đội bóng của ông còn đè bẹp Bruges tại Europa League và cả Lazio ở Serie A với cùng tỷ số 5-0.
Sarri-ball tại Napoli
Sarri-ball tại Napoli
Với cách chơi này, các cầu thủ trong đội hình của Sarri mỗi khi có bóng luôn phải thực hiện những đường chuyền nhanh ở cự ly ngắn để từng bước tiếp cận khung thành đối phương càng sớm càng tốt. Để có thể thực hiện được việc này, điều kiện tiên quyết chính là phải sở hữu những cầu thủ phòng ngự chơi chân giỏi. Kalido Koulibaly tại Napoli chính là một ví dụ, trung vệ người Senegal luôn là người khởi đầu cho những đợt tấn công của đội bóng. Không những thế, các cầu thủ trên hàng tấn công do HLV Sarri cầm quân cũng luôn phải tích cực áp sát mỗi khi không có bóng nhằm chờ đợi những sai lầm của đối phương. Với chiến thuật Sarri-ball này, Napoli đã có những thành tích cực kì ấn tượng. Có lúc họ đủ sức cạnh tranh sòng phẳng với Juventus cho chức vô địch Serie A khi có mùa giải mà đội quân của Sarri cán đích ở vị trí thức 2, chỉ kém Bà đầm già thành Turin 4 điểm (91 so với 95).

Sarri-ball được áp dụng dưới thời Chelsea

Với những kết quả ấn tượng ấy, Maurizio Sarri nhanh chóng lọt vào mắt xanh của tỷ phú người Nga Roman Abramovich. Ngay lập tức, ông được chiêu mộ về để dẫn dắt cho câu lạc bộ Chelsea. Vẫn với lối chơi Sarri-ball, vị HLV người Italia tiếp tục áp dụng chiến thuật này cho đội bóng thành London. Tuy nhiên, thay vì sử dụng một hậu vệ làm nơi phát động tấn công. Giờ đây, Sarri lại lựa chọn cách tiếp cận tới khung thành đối thủ bằng cách thực hiện những đường chuyền ngắn với xuất phát điểm là tiền vệ lùi sâu bằng tần suất liên tục cùng sơ đồ 4-3-3 quen thuộc. Với đội hình này, Jorginho trở thành người vô cùng quan trọng và không thể bị thay thế.
Jorginho
Jorginho trở thành nhân tố không thể bị thay thế dưới thời Sarri tại Chelsea
Tiền vệ Jorginho sẽ luôn là người lùi sâu nhất trong hàng tiền vệ để nhận bóng, luân chuyển và phân phối bóng cho cả toàn đội. Hầu như mọi đường bóng tấn công của Chelsea sẽ luôn phải đi qua chân của Jorginho. Thậm chí, để giảm bớt gánh nặng cho cầu thủ người Ý, Sarri đã phải tính tới việc sử dụng thêm cả một hậu vệ chơi chân tốt như thời ở Napoli trong đội hình là David Luiz. Với phong cách Sarri-ball của mình, những chuyển biến tích cực dần đến với đội bóng thành London. Chelsea lúc đó đã bớt đi phần nào phong cách chơi nặng về phòng ngự như thời người tiền nhiệm - Antonio Conte.
Chelsea vô địch Europa League mùa 2018/2019
Sarri-ball và chức vô địch Europa League mùa 2018/2019 cùng Chelsea
Tuy chỉ gắn bó với Chelsea một mùa giải nhưng Sarri đã giúp cho đội bóng dành được ngôi vị cao nhất của UEFA Europa League mùa 2018/2019. Đáng nói, đây cũng chính là danh hiệu đầu tiên trong sự nghiệp cầm sa bàn của ông.

Sarri-ball tại juventus

Giữa tháng 6 năm 2019, Maurizio Sarri bất ngờ rời Chelsea và được Juventus thông báo chính thức trở thành tân HLV trưởng của câu lạc bộ. Sarri-ball được hứa hẹn sẽ giúp vị chiến lược gia này tiếp tục gặt hái được thành công tại quê nhà, nhất là khi Juventus đang sở hữu một Ronaldo vô cùng xuất sắc. Tại kỳ chuyển nhượng năm ấy, Bà đầm già thành Turin còn mang về hàng loạt các bản hợp đồng “bom tấn” như De Ligt, Ramsey hay Rabiot. Thế nhưng, những ngày tháng cảu Sarri tại đây lại chỉ đem đến cho các cổ động viên vô số thất vọng Nếu như ở Chelsea có Jorginho thì tại Juventus, Sarri không sở hữu cho mình một tiền vệ kiến thiết lùi sâu trong đội hình. Miralem Pjanic được cho là không đủ thể lực để cày ải và di chuyển khắp cả trận, điều này khiến vị chiến lược gia người Italia bất đắc dĩ phải sử dụng Bentancur – một tiền vệ tuy trẻ và khỏe hơn nhưng lại thiếu đi tính đột biến trong các đường chuyền. Bên cạnh đó, những cầu thủ tấn công như Adrien Rabiot, Ramsey, Paulo Dybala… đều là mẫu không mạnh trong tranh chấp nên Sarri khó có thể triển khai lối chơi áp sát trong chiến thuật Sarri-ball của mình. Chưa kể, những người có thiên hướng phòng ngự như Khedira hay Blaise Matuidi đều tuổi đã cao và phong độ đi xuống rất nhiều. Với hàng tiền vệ không giỏi tranh chấp, đánh chặn và phân phối bóng như vậy, tuyến giữa nhanh chóng trở thành điểm đen của Juventus. Trong các trận đấu dưới thời Maurizio Sarri, có thể dễ dàng nhận ra hàng tiền vệ của Juve luôn bị các đối thủ bóp nghẹt. Các cầu thủ tấn công sẽ lâm vào tình cảnh “tự làm tự ăn” hơn là trông đợi vào những đường kiến thiết bóng.
Sarri tại Juventus
Những khó khăn liên tục ập đến với Sarri tại Juventus
Không chỉ có vấn đề về lối chơi, vị chiến lược gia năm nay 62 tuổi còn bị đồn đoán là không được lòng với siêu sao Cristiano Ronaldo. Cách chơi phải chuyền nhiều và ban bật ngắn như Sarri-ball vốn không hề phù hợp với CR7. Dù vẫn ghi bàn đều đặn mỗi khi ra sân nhưng khi mà tuổi tác đã cao, ngôi sao người Bồ khó mà duy trì nhịp độ thi đấu như phong cách chơi bóng Sarri-ball vốn đòi hỏi là chạy chỗ và pressing liên tục trong suốt 90 phút. Cuối cùng, điều gì đến rồi cũng phải đến. Lần thứ hai trong 2 năm, Maurizio Sarri phải rời khỏi ghế huấn luyện của Juventus. Những điều ông mang đến cho đội bóng nước Ý là tràn trề những nỗi thất vọng khi họ chỉ vô địch Serie A mùa 2019/2020 và bị loại ngay từ vòng 16 đội của UEFA Champions League cùng năm.

Những hạn chế của chiến thuật Sarri-ball

Dù từng được xem là một trong những lối chơi đẹp mắt, tuy nhiên Sarri-ball của Maurizio Sarri dần bị các đối thủ bắt bài và cho thấy nhiều mặt hạn chế của cách chơi này. Thời ở Chelsea, có thể dễ dàng nhận ra sự quan trọng của Jorginho, gần như mọi đường bóng đều phải đến chân của anh trước khi nó được luân chuyển sang cánh cho Eden Hazard. Điều đó cho thấy rằng sự phụ thuộc của lối chơi vào 2 cầu thủ này là rất lớn. Chính vì thế, khi đội bóng của đối thủ chủ động vây rát và phong tỏa Jorginho, gần như Chelsea sẽ phải hoàn toàn chịu trận.
Hạn chế của Sarri-ball
Các đối thủ nhanh chóng nắm được điểm yếu và bắt bài Sarri-ball
Khi đến với Juventus, vì không có được một nhân tố cầm nhịp như Jorginho cũng như nhân lực không thể phục vụ cho lối chơi pressing ngay trên phần sân của đối phương cũng đã khiến cho Sarri nhanh chóng thất bại tại Italia.

Khi Sarri ball bắt đầu thoái trào

Sarri-ball mà Maurizio Sarri mang lại dù đã có lúc đưa những CLB mà ông dẫn dắt có những dấu ấn rõ nét như việc Chelsea đã bất bại tới 18 trận trên mọi đấu trường hay việc kiểm soát bóng trung bình lên tới 65,8% mỗi trận ở Premier League. Tuy nhiên, những điều đó cuối cùng cũng chẳng mang lại các thành tích hay danh hiệu gì đáng kể cho đội bóng mà “Mister 33” dẫn dắt.

Những trận đấu đầy bế tắc…

Một trong những minh chứng rõ nét nhất về việc Sarri-ball đã bị các đối thủ bắt bài và không còn hiệu dụng chính là trận thua tủi hổ 6-0 trước Man City tại vòng 26 giải Ngoại hạng Anh mùa giải 2018-2019. Tiếp đó phải kể đến thất bại 2-0 trên chính sân nhà trước Man United ở FA Cup của đội bóng thành London hay sự “gục ngã” của Bà đầm già thành Turin trước Lyon tại Champions League.
Thất bại của Sarri-ball
Juve bị Lyon loại ngay từ vòng 16 đội của UEFA Champions League 2019/20
Điểm chung của tất cả những trận đấu ấy đều cho thấy sự bất lực của Sarri trong việc vận hành chiến thuật Sarri-ball. Khi còn dẫn dắt Chelsea, nhiều cầu thủ của The Blues trước mỗi khi vào trận đều hoang mang tột độ vì những ý đồ và căn dặn của chiến lược gia người Italia là quá nhiều và không thể hiểu hết được. Chính vì thế nên khi bước vào thực chiến, nhiều cầu thủ thực tế vẫn chơi bóng bằng bản năng của mình thay vì tuân thủ chiến thuật.